tài khoản
Quy trình 7 ngày dưỡng da sau nặn mụn giúp da không sưng, không thâm
Nặn mụn là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng nhất trong quá trình điều trị các vấn đề về mụn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết về quy trình dưỡng da sau nặn mụn một cách chi tiết nhất!

Cách chăm sóc da sau nặn mụn
Tại sao cần dưỡng da sau nặn mụn? #
Điều trị mụn là một quá trình rất dài và đòi hỏi chúng ta phải chăm sóc kỹ lưỡng làn da của mình, nếu không các tổn thương sau mụn sẽ trở nên khó điều trị tồn tại những vết thâm, sẹo mụn vĩnh viễn. Vậy nên bổ sung kiến thức về các bước dưỡng da sau nặn mụn sẽ góp phần hỗ trợ quá trình trị mụn diễn ra thuận lợi hơn, giảm đi các nguy cơ sau:
- Sẹo rỗ, sẹo mụn: Do dùng lực nặn quá mạnh khiến lớp hạ bì bị tổn thương và đứt gãy, làm mất đi khả năng phục hồi vết thương, không thể sản sinh được collagen và elastin.
- Nhiễm trùng: Dùng tay nặn mụn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng nặn, sưng đỏ, chảy mủ…
- Nốt thâm mụn: Nguy cơ nhiễm trùng sẽ khiến cho vùng da mụn đang nhạy cảm tăng sắc tố, thâm và tối màu hơn những vùng da khác.
- Tái phát lại mụn bọc: Nếu như không nặn mụn đúng cách thì mụn có thể tái đi tái lại nhiều lần nhưng ở mức độ nặng và khó điều trị hơn.

Cách dưỡng da sau nặn mụn không để sẹo
Hậu quả về sau sẽ rất khó điều trị nếu như chúng ta không bắt đầu dưỡng da sau nặn mụn từ những bước đầu tiên, vì vậy, hãy cùng SHI Beauty theo dõi phần sau của bài viết về những cách chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn nhé!
Quy trình 7 ngày dưỡng da sau nặn mụn #
Ngày thứ nhất #
Ngày đầu tiên sau nặn mụn làn da của chúng ta chưa kịp hồi phục và ổn định trở lại, các tình trạng có nguy cơ cao như sưng đỏ và thâm mụn dễ dàng xuất hiện nhất chính là ở giai đoạn này. Vì vậy sau đây là cách dưỡng da sau nặn mụn không sưng bạn nên lưu ý:
- Không đưa tay sờ lên mặt: Bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn nên việc chạm tay lên mặt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Tạm thời ngưng trang điểm: Việc trang điểm sau khi nặn mụn dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc nghiêm trọng, vết thương hở dễ bị kích ứng với các thành phần của sản phẩm.
- Rửa mặt thật nhẹ nhàng: Thực hiện các động tác xoa đều trên mặt một cách nhẹ nhàng nhất vì làn da của bạn đang rất nhạy cảm sau tổn thương. Hơn nữa, nên ưu tiên lựa chọn sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ, dưỡng ẩm cho da là tốt nhất.

Massage thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến vùng da nhạy cảm
Giai đoạn sau nặn mụn 2 – 3 ngày #
Sau 2-3 ngày da của bạn đã trở nên ổn định hơn một chút, vì vậy bài viết sẽ phổ cập thêm cách dưỡng da sau nặn mụn không thâm chính là hãy bảo vệ da thật kĩ dưới ánh nắng mặt trời có tia UV vì đây là nguyên nhân chính khiến cho da tăng sắc tố sau tổn thương:
- Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời: Đi ra ngoài đường nên che chắn cẩn thận. Da rất dễ bắt nắng, sạm nám và bị tổn thương dưới tác động của tia UV sau khi nặn mụn. Bạn có thể thoa kem chống nắng dịu nhẹ với chỉ số SPF từ 30 để bảo vệ da tốt hơn.
- Không nên tẩy tế bào chết: Lớp bảo vệ da sẽ bị bào mòn, da càng trở nên dễ kích ứng hơn, dễ tái mọc mụn trở lại.
Chăm sóc da sau 4 – 7 ngày nặn mụn #

Bảo vệ da thật kỹ sau quá trình nặn mụn sẽ giúp cho da nhanh chóng phục hồi hơn
Thông qua những phương pháp hỗ trợ điều trị, dưỡng da sau nặn mụn mà bài viết đã đề cập, thì ít nhất trong vòng 1 đến 2 tuần kể từ khi nặn mụn bạn nên trì hoãn những hoạt động như tẩy lông, triệt lông, laser, lăn kim,… để da có thời gian hồi phục và tái tạo, hạn chế những tổn thương do các biện pháp này đem lại.
Lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn #
Làn da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi nặn mụn, vì thế chúng ta cần phải lưu ý dưỡng da sau nặn mụn với những nguyên tắc sau đây:
Giữ vệ sinh da #
Sau khi nhân mụn bị lấy đi sẽ gây ra những vết thương hở và chảy máu, da trở nên yếu đi hơn bao giờ hết, vậy nên, bạn cần phải chú ý giữ vệ sinh tránh để cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng cho vùng da này.
Nếu như gặp nốt mụn bọc khá to, nặn mụn xong thì tình trạng máu chảy nhiều bạn phải làm sao? Hãy thật bình tĩnh nhé, dùng khăn giấy sạch chấm nhẹ lên nốt mụn bị chảy máu một lúc, chờ đến khi máu ngừng chảy là được.
Không nên lấy tay hoặc khăn dơ để cầm máu, nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng. Ngoài ra, nhớ vệ sinh tóc, chăn mền, khẩu trang, khăn… thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế rất tốt tình trạng nổi mụn, tái mụn trở lại.
Làm dịu da #

Cách dưỡng da sau nặn mụn không sưng
Điều lưu ý dưỡng da sau nặn mụn đó chính là phải làm dịu ngay lập tức làn da đang sưng đỏ, nóng rát do quá trình tổn thương đến lớp biểu bì. Hãy ưu tiên sử dụng các loại mặt nạ lành tính có tính chất làm dịu, phục hồi,… từ thiên nhiên dành cho dưỡng da sau nặn mụn như nha đam, dưa leo, diếp cá, trà xanh,…Tránh dùng những sản phẩm chứa nhiều hoá chất, gây kích ứng cho da.
Bảo vệ da #
Làn da đang bị tổn thương sau nặn mụn không nên trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, dễ khiến da viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Để phòng ngừa tình trạng đó, tốt nhất nên nghỉ ngơi tại nhà từ 2-3 ngày, nếu có đi đâu thì nên dùng miếng dán mụn che vết thương lại, hoặc sử dụng khẩu trang y tế, đeo kính chắn bụi. Điều này nhằm ngăn vi khuẩn cũng như các tạp chất xâm nhập vào vết thương, hỗ trợ tình trạng phục hồi diễn ra suôn sẻ hơn.
Cách dưỡng da sau nặn mụn không để sẹo đó là chờ khi mụn đã se cồi và khô lại thì bạn có thể bảo vệ làn da nhạy cảm của mình tại nhà bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ dàng tìm thấy như:
- Mật ong: Giúp kháng khuẩn, chữa lành vết thương;
- Nha đam: Phục hồi, làm dịu da
- Nghệ: Làm sáng và đều màu da, kháng viêm, lành sẹo và tái tạo làn da tổn thương.
Có câu “Nhất dáng, nhì da, thứ ba là nét” chứng tỏ làn da đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dựa vào điều đó, những lưu ý khi dưỡng da sau nặn mụn là rất cần thiết trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ. Tốt nhất bạn nên nghe tư vấn từ các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu nhằm tìm được sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bản thân.